ISO 50001 cho lĩnh vực năng lượng
HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG ISO 50001
1. ISO 50001 là gì?
Năng lượng là một trong những chi phí chính của nhiều doanh nghiệp cả trong các ngành sản xuất lẫn dịch vụ. Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt năng lượng và giá nhiên liệu ngày một tăng cao đang đặt nhiều tổ chức/doanh nghiệp vào tình thế khó khăn. Điều này đòi hỏi các tổ chức/doanh nghiệp phải có sự quản lý phù hợp đối với việc sử dụng năng lượng trong tổ chức của mình. Dựa trên nhu cầu đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý năng lượng, giúp các tổ chức/doanh nghiệp có những cải tiến liên tục trong việc quản lý sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và tiết kiệm. Việc áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn này được Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế dự đoán sẽ tác động lên 60% lượng năng lượng tiêu thụ trên thế giới.
2. Lợi ích của việc áp dụng
– Giúp tổ chức/doanh nghiệp xây dựng quy trình đánh giá một cách tổng quát hiệu quả sử dụng năng lượng, từ đó chỉ ra những quá trình sử dụng năng lượng chưa hợp lý để đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu lãng phí;
– Hỗ trợ tổ chức/doanh nghiệp trong việc đánh giá, đưa ra quyết định lựa chọn ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới;
– Xây dựng môi trường trao đổi thông tin thuận tiện và minh bạch trong việc quản lý nguồn năng lượng;
– Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt;
– Đưa ra khung chương trình cho việc thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua chuỗi cung ứng;
– Nâng cao hình ảnh, uy tín của tổ chức trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng áp dụng
Mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa lý đều có thể áp dụng ISO 50001 để xây dựng các mục tiêu năng lượng phù hợp với loại hình cũng như năng lực của tổ chức.
Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia Incotech
Bài liên quan
ISO 22000 cho lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. ISO 22000 là gì? ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, được
Xem thêm ...ISO 14001 cho lĩnh vực môi trường
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 1. Giới thiệu chung
Xem thêm ...ISO 15189/17025 cho lĩnh vực y tế
1. Giới thiệu – ISO 15189:2007 (tương đương Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
Xem thêm ...ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015 I. ISO 9000 LÀ GÌ? ISO 9000 là tên gọi chung
Xem thêm ...Tư vấn tiêu chuẩn VIETGAP
VietGAP VietGAP là gì ? VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành
Xem thêm ...Tư vấn tiêu chuẩn GMP
WHY GMP? GMP is a standard which covers the manufacturing of packaging made of corrugated and solid board
Xem thêm ...